Liên kết website

Thống kê truy cập

Thông tin tuyên truyền

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT, ĐOÀN KẾT NỘI BỘ"

13/09/2023 14:39 48 lượt xem

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng sự đoàn kết thống nhất của Đảng, người khẳng định: đoàn kết là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất trong xây dựng Đảng, là sự vận động và phát triển theo đúng quy luật của Đảng, Đoàn kết thống nhất trong Đảng là cơ sở để xây dựng khối đoàn kết toàn dân, là nền tảng cho mọi thành công.

Khi đề cập đến vị trí, vai trò của đoàn kết thống nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định đoàn kết là tư tưởng chiến lược cơ bản, nhất quán, lâu dài, là vấn đề sống còn, quyết định đến thành công của cách mạng. Đặc biệt, đối với một Đảng cách mạng chân chính - Đảng cầm quyền, thì sự đoàn kết của Đảng càng có một vị trí, ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là chiến lược tập hợp mọi lực lượng nhằm hình thành và phát triển sức mạnh to lớn của toàn dân trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù của dân tộc, của nhân dân. Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thẳng thắn vạch rõ những khuyết điểm, yếu kém trong Đảng, của cán bộ, đảng viên mắc phải và đặt câu hỏi: Khuyết điểm do đâu, vì đâu? Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh những khuyết điểm, yếu kém trong Đảng và của cán bộ, đảng viên tập trung chủ yếu vào các chứng bệnh: bệnh chủ quan, bệnh ích kỷ, bệnh hẹp hòi... Trong các thứ bệnh đó, thì bệnh hẹp hòi là thứ bệnh nguy hiểm nhất; trong thì bệnh này ngăn cản Đảng thống nhất và đoàn kết; ngoài, thì nó phá hoại sự đoàn kết toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh kết luận: Mỗi chứng bệnh là một kẻ địch. Mỗi kẻ địch bên trong là một bạn đồng minh của kẻ địch bên ngoài. Địch bên ngoài không đáng sợ, địch bên trong đáng sợ hơn, vì nó phá hoạt từ trong phá ra. Cho nên chúng ta phải kiên quyết tẩy cho sạch cái bệnh nguy hiểm đó, để cho Đảng ta hoàn toàn nhất trí, hoàn toàn đoàn kết.   

Để xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, hạt nhân của khối đại đoàn kết dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu, Đảng trước hết phải là một khối đoàn kết thống nhất về tư tưởng và hành động, nhưng muốn đi đến đoàn kết thống nhất, Đảng phải nghiêm khắc kiểm điểm, xem xét lại tất mối quan hệ của Đảng. Tuyệt nhiên, Đảng không được che dấu những khuyết điểm, bởi theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Một đảng mà che dấu khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng; cán bộ, đảng viên phải thật thà tự kiểm điểm, ai có khuyết điểm nào, thì phải thật thà, cố gắng tự sửa chữa cho xứng đáng là người đại biểu của dân tộc, phải làm cho xứng đáng lòng tin cậy của Đảng, của nhân dân. Càng phải làm gương cho tất cả quần chúng noi theo.

Khẳng định sự cần thiết phải tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ, nội dung, yêu cầu, biện pháp để thực hiện đoàn kết. Trong đó, Người đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò của tự phê bình và phê bình. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh thang thuốc hay nhất, thiết thực nhất là tự phê bình và phê bình. Đây là biện pháp quan trọng để nâng cao trí tuệ, phát hiện và giải quyết những mâu thuẫn trong Đảng. Tự phê bình và phê bình đòi hỏi phải có tính Đảng, tính nguyên tắc cao; mục đích của phê bình và tự phê bình, cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa chữa cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt để đoàn kết và thống nhất nội bộ. Đồng thời phê bình mỗi cán bộ, đảng viên phải coi đấu tranh tự phê bình và phê bình trong Đảng cần thiết như cơm ăn, nước uống và không khí thở hàng ngày không được lơ là chểnh mảng; phê bình thì phải rõ ràng, thiết thực, ngay thẳng không nể nang, không thêm bớt; chống thói nể nang, che giấu trước mặt thì nể, kể lể sau lưng. Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý phê bình việc làm, chứ không phê bình người. Đối với những người bị phê bình, thì phải vui lòng nhận thấy để sửa cho đúng, không vì bị phê bình mà nản chí hoặc oán ghét. Đồng thời Người cũng chỉ ra rằng cần phải kịp thời ngăn chặn các biểu hiện lợi dụng dân chủ, lợi dụng tự phê bình gây chia rẽ mất đoàn kết nội bộ.

Mặt khác, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh Đảng cũng chỉ là một lực lượng, một bộ phận của dân tộc. Do đó, chỉ đoàn kết trong Đảng cách mạng cũng không thành công được, mà phải đoàn kết nhân dân cả nước… không có nhân dân giúp sức, thì Đảng không làm được việc gì hết. Nhưng muốn đoàn kết, tập hợp dân chúng Đảng phải hiểu rõ về quần chúng và có quan điểm đúng đắn về quần chúng. Vì quần chúng là người sáng tạo chân chính của lịch sử, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, quần chúng là lực lượng cơ bản, quyết định việc lật đổ, xóa bỏ giai cấp thống trị và chế độ xã hội cũ, xây dựng chế độ xã hội mới. Do đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng trong dân chúng không nhất loạt như nhau, mà có nhiều tầng lớp khác nhau, trình độ khác nhau, lý luận khác nhau, ý kiến cũng khác nhau. Bất kỳ nơi nào có quần chúng, thì nhất định có ba hạng người: hạng hăng hái, hạng vừa, hạng kém. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là coi thường hay hạ thấp vai trò của quần chúng, mà đó là thái độ khách quan trước thực tế xã hội vốn có. Trên cơ sở đó Đảng có phương pháp lãnh đạo, giáo dục vận động quần chúng phù hợp, nhằm phát huy cao nhất khả năng, sức mạnh to lớn của quần chúng tham gia vào sự nghiệp cách mạng.

Đoàn kết không chỉ ở lời nói mà quan trọng hơn là ở việc làm. Tình thương yêu đồng chí là cơ sở của sự đoàn kết, đồng thời là một chuẩn mực cơ bản của đạo đức cách mạng. Hồ Chí Minh nói: “Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa”. Đôi khi sự cảm hóa bằng lòng nhân ái, sự độ lượng lại đem đến kết quả tốt. Xuất phát từ tình đồng chí để có sự gần gũi, thân ái với đồng nghiệp, cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong công tác và sinh hoạt, qua đó xây dựng và củng cố được mối đoàn kết nội bộ.

Vận dụng vấn đề này vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải tin tưởng, tuyệt đối vào vai trò, sức mạnh của dân chúng, đặc biệt là tin tưởng vào khả năng sáng tạo to lớn của dân chúng; phải giữ chặt mối liên hệ với quần chúng, phải luôn luôn lắng nghe ý kiến của quần chúng; việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với quần chúng, giải thích cho quần chúng hiểu rõ và trong mọi công việc cán bộ phải nêu gương trước dân chúng. Đồng thời, chúng ta cũng phải hiểu rõ rằng Đảng lãnh đạo quần chúng, nhưng tuyệt đối không a rua theo đuôi quần chúng; Đảng luôn phải giữ gìn mối đoàn kết thống nhất trong nội bộ thì tổ chức mới mạnh, công cuộc cách mạng mới thành công.

* Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, vận dụng vào thực tiễn trong xây dựng mối đoàn kết, thống nhất tại chi bộ trường PTDTBT tiểu học Sủng Là. Trong những năm gần đây tập thể cán bộ giáo viên nhân viên trường PTDTBT tiểu học Sủng Là luôn hướng đến mục tiêu kiên định khối đại đoàn kết lớn, nâng cao chất lượng giáo dục góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu nhà nước giao hàng năm. Xong bên cạnh đó vẫn có những cá nhân có biểu hiện tư tưởng lệch lạc, gây rạn nứt khối đại đoàn kết thống nhất. Chính vì vậy sau khi tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên thấm nhuần tư tưởng của Bác về đại đoàn kết. Tập thể ban giám hiệu, cán bộ giáo viên, nhân viên đã củng cố và giữ được mối đoàn kết, thống nhất, tổ chức bộ máy đã dần ổn định và đến nay đã đi vào hoạt động có nền nếp, hiệu quả.

Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Đoàn kết là vấn đề có tính chiến lược, quyết định mọi thành công" và mỗi khi nội bộ chưa thống nhất về tư tưởng, về chủ trương, về lợi ích thì không thể có sự đoàn kết nhất trí cao, đồng nghĩa với nó là sự bất ổn và tạo nên lực cản kìm hãm sự phát triển chung của tổ chức, của trường. Đây cũng chính là bài học sâu sắc mà thực tiễn của chi bộ trường tiểu học trong nhiều năm qua đã chứng minh và để đạt được kết quả xây dựng được sự đoàn kết trong nội bộ trong nhà trường, chi bộ, lãnh đạo cơ quan đã thực hiện tốt một số vấn đề sau:          

- Thứ nhất, Chi bộ đã có sự quan tâm thường xuyên, đúng mức đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng đạo đức, lối sống cho đảng viên, giáo viên, nhân viên; đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Chính việc giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức, lối sống làm cho mỗi cán bộ, giáo viên nhân viên nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong công tác xây dựng Đảng và xây dựng tập thể đảng bộ, cơ quan,  nâng cao ý thức trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân và những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Thông qua đó, mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng mối đoàn kết nội bộ, các biểu hiện của tình trạng mất đoàn kết, nguyên nhân và hậu quả, từ đó có sự nhất quán trong hành động.

- Thứ hai, Lãnh đạo cơ quan luôn là những người mẫu mực về tinh thần đoàn kết, là hạt nhân giữ vai trò trung tâm trong việc quy tụ sức mạnh tập thể. Xử lý hài hòa các lợi ích, đặt lợi ích tập thể lên trên hết, đảm bảo công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các cá nhân. Đảng viên phải gương mẫu đi đầu. Mỗi cán bộ công chức phải đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, coi lợi ích tập thể là lợi ích cá nhân, danh dự cá nhân là danh dự tập thể. Trong công việc, mỗi người đảm nhận một nhiệm vụ riêng, dù lớn, dù nhỏ đều là một phần quan trọng, ngoài việc phát huy khả năng của mình, cần đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ chung.

- Thứ ba, trong công tác chỉ đạo, định hướng hoạt động của chính quyền, chi bộ luôn giữ mối quan hệ tốt với BGH nhà trường phân công phân nhiệm cho từng đồng chí trong chi ủy chi bộ để nắm bắt tình hình, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong hoạt động chung của toàn đơn vị. Luôn coi trọng thực hiện nghiêm túc nguyên tắc “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” giữ vững kỷ cương, kỷ luật, trách nhiệm giữa tập thể và cá nhân, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác quyết định các chủ trương, chính sách, chương trình cũng như mọi công việc của trường.

- Thứ tư, trong điều hành hoạt động của đơn vị, hiệu trưởng cơ quan đã duy trì áp dụng thực hiện việc điều hành theo đúng quy chế, quy định đã được các đồng chí trong chi ủy, ban giám hiệu trường đã thống nhất và ban hành, như: Quy chế dân chủ ở cơ sở; Quy chế phân công công tác trong ban giám hiệu; Quy chế chi tiêu công khai tài chính; Quy định về mua sắm, sử dụng tài sản công; Công khai minh bạch trong quản lý, sử dụng, phân công công tác đối với giáo viên và người lao động.

- Thứ năm, đối với đảng viên trong chi bộ luôn có sự gắn kết, thực hiện tốt công tác phối hợp dưới sự chỉ đạo của đảng bộ; luôn có sự đoàn kết  thống nhất để thực hiện, hoàn thành tốt những nhiệm vụ chung của đảng bộ giao; Luôn thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đảng viên, để đảng viên tự giác rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, năng lực, phong cách làm việc cho riêng mình. Phát huy dân chủ trong tổ chức đảng, nêu cao tinh thần tự phê bình và  phê bình kịp thời từ đó những hạn chế, khuyết điểm của mỗi cá nhân không để tái diễn, kéo dài, từ đó đã khích lệ mọi đảng viên trong chi bộ đã phát huy được tính chủ động trong tự phê bình và phê bình lẫn nhau một cách rất thẳng thắn, mang tính xây dựng, giúp nhau cùng tiến bộ, cùng nhau xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ, vì mục tiêu chung là xây dựng đảng bộ, cơ quan trong sạch, vững mạnh, phát triển.

- Thứ sáu, bên cạnh hoạt động của chính quyền thì các tổ chức đoàn thể trong nhà trường cũng đóng góp một phần rất quan trọng trong xây dựng mối đoàn kết nội bộ, cụ thể như: Công đoàn, đoàn thanh niên, đội, văn phòng… phát động các phong trào học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ; Tổ chức các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt.

Nguyễn Văn Lợi - Tiểu học

Tin khác